PHÂN BIỆT GIỮA CHÂN VÀ CẦU
Trong ngành vận tải, xe đầu kéo là phương tiện không thể thiếu. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường dài. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điều mà các bạn vẫn chưa nắm rõ hết về những sản phẩm xe đầu kéo này. Trong số đó, tất nhiêu phải kể đến chân và cầu. Thoạt nghe qua thì tưởng chừng đơn giản, nhưng thật tế chúng đóng vai trò rất quan trọng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng YÊU XE CÔNG tìm hiểu cũng như “Phân biệt giữa chân và cầu của xe đầu kéo”. Việc nắm rõ sự khác biệt này sẽ giúp bạn lựa chọn và sử dụng xe một cách tối ưu nhất.
XEM THÊM: NHỮNG ĐIỀU CẦN PHẢI BIẾT VỀ XE ĐẦU KÉO
1. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHÂN VÀ CẦU
Chân: Là tổng số trục của xe đầu kéo, bao gồm cả trục trước và trục sau. Ví dụ, xe đầu kéo 3 chân có nghĩa là xe có tổng cộng 3 trục.
XEM THÊM: CÁCH TỰ BẢO DƯỠNG SƠ MI RƠ MOOC TẠI NHÀ
Cầu: Chỉ tính các trục phía sau của xe đầu kéo, tức các trục dẫn động cơ. Cầu chịu trách nhiệm truyền động lực từ động cơ đến bánh xe, giúp xe di chuyển. Ví dụ, xe đầu kéo 2 cầu có nghĩa là xe có 2 trục dẫn động phía sau.
XEM THÊM: HƯỚNG DẪN CÁCH TỰ BẢO DƯỠNG XE ĐẦU KÉO TẠI NHÀ
2. CHÂN CỦA XE ĐẦU KÉO
Chân là tổng số trục của xe đầu kéo, bao gồm cả trục trước và trục sau .Số lượng chân của xe đầu kéo ảnh hưởng đến khả năng chịu tải và tính ổn định của xe khi vận chuyển hàng hóa. Xe có nhiều chân sẽ càng có lợi khi di chuyển trên những địa hình khó khăn.
Dựa vào số lượng của giàn lốp (trục bánh xe) chúng ta có thể biết xe đầu kéo có bao nhiêu chân. Qua đó có thể biết thêm được về thông tin xe, tải trọng của xe. Xe càng có nhiều chân thì càng có tải trọng nặng.
XEM THÊM: TOP 10 THƯƠNG HIỆU XE ĐẦU KÉO ĐƯỢC TIN DÙNG
XEM THÊM: MÀU – MỆNH PHONG THỦY TRONG MUA XE ĐẦU KÉO, MOOC
3. CẦU CỦA XE ĐẦU KÉO
Cầu của xe đầu kéo, hay còn gọi là trục dẫn động, là bộ phận chịu trách nhiệm truyền động lực từ động cơ đến các bánh xe, giúp xe di chuyển. Có hai loại cầu chính trong xe đầu kéo: cầu đơn và cầu kép.
Phân loại cầu:
- Cầu đơn (1 cầu): Xe đầu kéo 1 cầu chỉ có một trục dẫn động, thường là trục sau. Loại xe này phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa nhẹ và di chuyển trên các tuyến đường bằng phẳng.
- Cầu kép (2 cầu): Xe đầu kéo 2 cầu có hai trục dẫn động, cả trước và sau. Loại xe này có khả năng vận chuyển hàng hóa nặng và di chuyển trên các địa hình khó khăn.
XEM THÊM: TÂM LINH TRONG NGÀNH VẬN TẢI MÀ AI CŨNG NÊN BIẾT
So sánh giữa cầu đơn và cầu kép:
- Khả năng vận chuyển: Xe 1 cầu phù hợp với hàng hóa nhẹ và quãng đường ngắn. Trong khi xe 2 cầu thích hợp cho hàng hóa nặng và quãng đường dài.
- Địa hình di chuyển: Xe 1 cầu hoạt động tốt trên đường bằng phẳng. Còn xe 2 cầu có thể di chuyển trên địa hình gập ghềnh.
- Chi phí: Xe 1 cầu thường có chi phí thấp hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với xe 2 cầu.
XEM THÊM: TẠI SAO NÊN MUA XE ĐẦU KÉO, RƠ MOOC CŨ
KẾT LUẬN
Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa chân và cầu của xe đầu kéo không chỉ giúp bạn lựa chọn loại xe phù hợp với nhu cầu vận chuyển mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Hy vọng bài viết “Phân biệt giữa chân và cầu của xe đầu kéo” này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và chi tiết. Giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về cấu tạo và chức năng của xe đầu kéo.
Hotline: 0938 330 992
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc hỗ trợ, hãy liên hệ với YÊU XE CÔNG qua Hotline trên để được nhận những tư vấn chi tiết.