Đã từ lâu, tiếng hát dã ngấm vào trong lòng của người Việt Nam, đến bây giờ, tiếng hát cũng là một niềm vui đối với những lúc làm cực nhọc,bớt lo âu, căng thẳng. Nhưng ngày nào cũng hát, ngày nào cũng bật nhạc, thì đó có phải là những niềm vui hay những rắc rối mà dàn phát thanh hoặc loa kẹo kéo mang đến. Không phiền nếu như tiếng hát dã gây ra nỗi khiếp sợ đối với người dân đang sinh sống kế bên, những gia đình, bật nhạc và karaoke liên tục, mỗi ngày. Cùng đọc về bài viết của độc giả nickname Thanh Hà,tỉnh Ninh Thuận, dưới đây
Tiếng nhạc là cách để bớt lo âu?
Thật vậy, tiếng nhạc là cách để chúng ta thoải mái và hoà mình vào những tiếng nhạc bớt đi ưu phiền và làm cho con người chúng ta, cảm thấy phấn chấn hơn. Nó như một liều thuốc, làm cho cuộc sống chúng ta thêm yêu đời và vui vẻ hơn. Với những bài hát mang âm điệu quê hương, ngợi ca đất nước, con người Việt Nam, mang đậm sắc thái của dân tộc Việt Nam. Mỗi khi nghe, làm chúng ta thêm tự hào về quê hương và con người Việt Nam.
Một số bài như: Linh thiêng Việt Nam, Áo dài xinh, Xinh tươi Việt Nam, Việt Nam! Đất nước con người, Quê hương tôi, Giấc mơ trưa…. Đều mang âm hưởng dân ca Việt Nam, làm chúng ta thêm nhiều niềm vui và phấn chấn hơn trong công việc. Thời đại công nghệ 4.0 bắt buộc chúng ta phải tiếp cận với nhiều máy móc và áp lực, chúng ta không thể nào, trải qua nhiều vấn đề mà không có sự thoải mái về tinh thần.
Nếu con người trở nên cáu gắt và hằn học hơn với mọi người. Mọi người đã khuyên ngăn anh Hà nên nói chuyện trực tiếp với hàng xóm đó, nhưng được biết, anh đã làm việc với họ và chủ nhà và họ đã hứa sẽ không bật nhạc sau thời gian anh về nữa, nhưng được vài hôm, không những không thay đổi mà còn nhậu và hát karaoke, hết karaoke thì đến bật nhạc remix rồi chuyển sang bật phim bộ loa vang cả xóm như đang ở rạp chiếu phim , khiến anh cảm thấy khó chịu và không muốn ở thêm phút giây nào.
Nhưng anh là người hiền lành và ít khi nói đến ai, nhưng khi hàng xóm này mới đến, trong khi anh đã ở đây tận 10 năm rồi, ngay cả chủ nhà còn thân thiết như bác trong gia đình. Vậy nên anh Hà, không muốn rời đi, vì ở lâu có sự gắn bó và thân thuộc như gia đình.
Theo luật nhà nước qui định khi vi phạm tiếng ồn trong khu dân dư
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định như sau::
” Điều 6. Vi phạm quy định về đảm bảo sự yên tĩnh chung.
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
- Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
- Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: Dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.”
Nếu như không hoà giải được, anh Hà có thể đệ đơn lên UBND phường nơi anh ở hoặc UBND thành phố Phan Rang- Tháp Chàm,cả 2 UBND đều có quyền xử quyết cho anh Hà, những trường hợp này. Và mức thích đáng cho những người gây ra tiếng ồn cho anh Hà là từ 4 triệu đồng và cao nhất là 40 triệu đồng.
Tình làng nghĩa xóm?
Cuộc sống, nếu chúng ta đặt trường hợp là anh Hà với thời gian làm việc trên công ty, công trường, cơ quan, xí nghiệp,chợ… tiếp xúc nhiều với tiếng ồn. Về nhà là thời gian nghỉ ngơi, nhưng lại bị những tiếng ồn âm thanh từ nhạc remix của nhà hàng xóm hoạt động như vậy không cần là 24/24 cũng đủ để chúng ta cảm thấy khó chịu và bực bội rồi. Thật chẳng hiểu, cũng là xóm giềng nhưng quả thật anh Hà, là người thật tử tế. Nếu là chúng ta, liệu chúng ta có để yên vấn đề đó tiếp diễn xảy ra nhiều lần như vậy không? Riêng tôi thì không, xóm giềng là cái tình, nơi những câu chuyện xưa, kể cho nhau nghe, ông bà xưa đã dạy con cháu thế nào, yêu thương con cháu thế nào, có quả chia nhau, nhà này chăm lo nhà kia. Sống với nhau bằng cái tình, để cái nghĩa sau này còn có câu chuyện mà kể cho con cháu nghe.
Như bà chị tôi ở Tp Hồ Chí Minh, bà chị tôi đi làm, nhưng lại bị hàng xóm để đồ vấy bẩn lên bàn thờ Phật và thờ ông Thiên, theo tôi hiểu nôm na, “vấy bẩn” có nghĩa lầ những thứ không sạch. Chẳng hiểu sao, xã hội có những người hàng xóm, có thể , thủ đoạn và cư xử không có lịch sự như vậy.
Một thời để nhớ nhưng giờ đã còn đâu?
Đã bao đời xưa, Việt Nam ta từng tự hào là đất nước nghìn năm văn hiến, nơi có những anh hùng tài ba , xòm làng cùng nhau gìn giữ quê hương đất việt. Có miếng đói cũng chia ngọt sẽ bùi, cùng nhau có gắng và chia sẻ , đã vượt bao gian khó mà đánh đuổi biết bao kẻ địch, tôi vẫn nhớ, lời dạy của ông bà: ” Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước “. Nhưng sẽ được bao nhiêu người như tôi.
Thiết nghĩ, cuộc sống là cả một hành trình, gặp anh Hà lương thiện đấy, nếu như gặp người khác, theo tôi, hàng xóm nhà anh, phải chuẩn bị tiền mà đóng phạt rồi. Chả có vấn đề gì nếu hàng xóm nhà anh, có thể biết điều và hạn chế gây ra tiếng ồn thời gian nghỉ ngơi của anh và những hàng xóm xung quanh. Cuối tuần 1 ngày có thể dành chút thời gian để giải trí, chứ 24/24 như hàng xóm nhà anh Hà, đã không phải quán nước gì, mà gây ra tiếng ồn như thế. Tôi từ chối không tiếp !
Đọc thêm nhiều bài viết ma tuý là gì tại ninhthuan247.com